Thiết Kế Nội Thất: Những Điều Gia Chủ Nên Biết

Thiết Kế Nội Thất: Những Điều Gia Chủ Nên Biết

Trước đây, mọi người thường bài trí ngôi nhà theo sở thích của mình mà không quan tâm đến các tiêu chuẩn. Điều này khiến cho không gian ngôi nhà không được tận dụng triệt để. Bên cạnh đó, việc bài trí ngôi nhà tự do cũng khiến cho không gian trở nên lộn xộn. Những năm gần đây, vấn đề thiết kế nội thất đã được quan tâm hơn rất nhiều. Thông qua bàn tay của các kiến trúc sư giàu kinh nghiệm, không gian ngôi nhà đã cải thiện rất nhiều. Cùng Kazo Home tìm hiểu về thiết kế nội thất: những điều gia chủ nên biết thông qua bài viết dưới đây.

Thiết kế nội thất và quy trình thiết kế nội thất

Thiết kế nội thất là gì?

Thiết kế nội thất là quá trình tổ chức không gian một cách hợp lý dựa trên các tiêu chí. Một số tiêu chí có thể kể đến như công năng sử dụng, nhu cầu và cảm xúc của người dùng. Bên cạnh đó, khía cạnh hài hòa về nghệ thuật cũng là một phần quan trọng. Chất liệu, màu sắc, ánh sáng, nghệ thuật, công nghệ,… đều góp phần tạo nên sự hoàn thiện.

Quy trình thiết kế nội thất

Quy trình thiết kế nội thất cơ bản gồm có 6 bước:

Quy trình thiết kế nội thất
Quy trình thiết kế nội thất
  • Bước 1: Tiếp nhận thông tin: Các kiến trúc sư sẽ tiếp nhận các thông tin từ khách hàng. Các thông tin chủ yếu sẽ xoay quanh thông tin cá nhân, nhu cầu, ngân sách,…
  • Bước 2: Khảo sát thực tế: Quá trình khảo sát thực tế dự án sẽ bao gồm đến tận dự án quan sát, đo đạc và vẽ lại không gian kiến trúc để nắm được các thông số kĩ thuật công trình.
  • Bước 3: Ký hợp đồng và đặt cọc: Khi khách hàng đã chốt phương án về concept và ý tưởng thiết kế, khách hàng và công ty sẽ tiến hành ký hợp đồng. Thông thường, mức đặt cọc sẽ vào khoảng 50% giá trị hợp đồng.
  • Bước 4: Thiết kế mặt bằng: Bản vẽ mặt bằng này thể hiện được sơ đồ bố trí căn nhà.
  • Bước 5: Thiết kế 3D và chốt thiết kế: Bản thiết kế 3D thể hiện phong cách thiết kế đã chốt, phương án mặt bằng đã thông qua và vật liệu, màu sắc mà khách hàng đã đồng ý.
  • Bước 6: Hoàn thiện hồ sơ kỹ thuật, lên dự toán: Cuối cùng trong quá trình thiết kế, các kiến trúc sư sẽ tiến hành hoàn thiện hồ sơ kỹ thuật và lập dự toán chi phí.

5 phong cách thiết kế được ưa chuộng nhất

Hiện đại

ghế sofa màu ghi
Căn bếp hiện đại

Phong cách thiết kế hiện đại là phong cách được ưa chuộng nhất trong thiết kế nội thất. Phong cách hiện đại hướng đến sự đơn giản, gần gũi nhưng vẫn đầy đủ công năng. Một ngôi nhà mang phong cách hiện đại sẽ tạo cảm giác sạch sẽ, gọn gàng, phù hợp với những gia đình trẻ.

Phong cách hiện đại sử dụng chủ yếu các vật liệu như kính, crom, bê tông, gỗ,… tạo cảm giác đơn giản mà sang trọng. Bên cạnh đó, phong cách hiện đại cũng ưu tiên sử dụng các đồ nội thất đơn giản, đường nét giản lược, góc cạnh. Về khía cạnh màu sắc, bảng màu chủ yếu của phong cách này là những màu trung tính, tạo cảm giác sạch sẽ, tinh tế.

Xem thêm: Công trình UDIC Complex, Phong Cách Hiện Đại

Tối giản

ghế sofa nâu và bàn trà
Phòng khách phong cách Tối Giản Minimalism

Cũng là một hình thái của phong cách thiết kế hiện đại, tuy nhiên phong cách tối giản lại có phần giản lược hơn. Phong cách tối giản bắt nguồn từ lối sống tối giản của người Nhật. Tối giản nghĩa là “giản lược tối đa”. Tuy nhiên không vì sự giản lược đó mà phong cách tối giản trở nên đơn điệu. Ngược lại, việc tối giản lại càng làm nổi bật lên vẻ đẹp cốt lõi của ngôi nhà. Tối giản nhưng không đơn giản, lại tràn đầy sự tinh tế và thanh lịch.

Phong cách tối giản tập trung vào sử dụng các màu sắc như trắng, trắng xám, trắng ngà,… và chỉ sử dụng duy nhất một màu sơn chủ đạo. Điều này sẽ càng làm nổi bật lên các món đồ nội thất, trang trí trong phòng.

Tân cổ điển

giường ngủ
Phòng ngủ tân cổ điển

Tân cổ điển là phong cách thiết kế dung hòa nét tỉ mỉ cao cấp của cổ điển và giản đơn thanh lịch của hiện đại. Phong cách này bỏ đi hầu hết các chi tiết rườm rà. Bên cạnh đó, tân cổ điển cũng tập trung vào các đường nét cong mềm mại uyển chuyển và công năng sử dụng của nội thất. 

Những màu sắc chủ đạo của phong cách này gồm có trắng, kem, vàng, xám, đỏ booc-đô và xanh rêu. Đây là những màu sắc dành cho quý tộc thời xưa.

Bắc Âu (Scandinavian)

bàn đảo bếp
Bếp phong cách Scandinavian

Xuất phát từ vùng Bắc Âu lạnh giá, phong cách Scandinavian mang đến cảm giác nhẹ nhàng thanh lịch đặc biệt. Scandinavian tập trung vào sự thoải mái, thoáng mát, hòa hợp thiên nhiên. Màu sắc chủ đạo của Scandinavian là trắng, tông màu gỗ sáng tự nhiên, màu ánh sáng và xanh.

Retro

bàn trà mặt kính
Phong cách Retro

Một xu hướng mới của giới trẻ thời điểm hiện tại là hoài cổ. Retro cũng nương theo xu hướng ấy mà trở thành phong cách được ưa chuộng. Retro là phong cách thiết kế những năm 50-70, hay 80-90 của thế kỷ trước. Retro sử dụng các gam màu pastel nhẹ nhàng, ngọt ngào tạo nên nét quyến rũ rất riêng.

Những lưu ý khi thiết kế nội thất

Xác định chắc chắn phong cách thiết kế

Thông qua tìm hiểu và tư vấn của kiến trúc sư, gia chủ hãy lựa chọn cẩn thận phong cách thiết kế cho ngôi nhà. Phong cách thiết kế sẽ quyết định tổng thể cuối cùng của ngôi nhà. Hãy dựa vào cấu trúc căn nhà, diện tích căn nhà cũng như mong muốn của bản thân để định hình lên phong cách.

Có một số câu hỏi để xác định phong cách thiết kế nội thất phù hợp nhất với gia chủ:

  • Hiện đại hay cổ điển?

Nếu chọn hiện đại, gia chủ phù hợp với các phong cách thiết kế như hiện đại và Bắc Âu. Nếu lựa chọn cổ điển, gia chủ phù hợp với các phong cách thiết kế tân cổ điển và Retro.

  • Màu sắc trung tính hay rực rỡ?

Nếu lựa chọn màu sắc trung tính, gia chủ hợp với các phong cách như hiện đại, tối giản, Bắc Âu. Ngược lại, nếu lựa chọn màu sắc rực rỡ hơn thì gia chủ nên xem xét phong cách tân cổ điển với các màu nóng hoặc retro với các màu trầm.

  • Đơn giản hay nhiều chi tiết?

Với lựa chọn đơn giản, phong cách tối giản, hiện đại, Bắc Âu cũng là lựa chọn hàng đầu cho gia chủ. Nếu gia chủ yêu thích sự tỉ mỉ, nhiều chi tiết trang trí thì tân cổ điển và Retro sẽ là lựa chọn số một.

  • Đô thị hay thôn quê?

Phong cách tối giản, hiện đại và tân cổ điển đều có hơi hướng đô thị nhiều hơn. Còn nếu gia chủ yêu thích chút mộc mạc thôn quê thì phong cách Bắc Âu, Retro sẽ hoàn toàn phù hợp với yêu cầu đó.

Lựa chọn đơn vị thiết kế uy tín

Một đơn vị thiết kế uy tín sẽ giúp nâng tầm không gian ngôi nhà lên gấp nhiều lần. Chọn một đơn vị thiết kế uy tín cũng chính là lựa chọn một kiến trúc sư có tâm. Đừng chỉ vì giá mà lựa chọn một đơn vị thiết kế. Hãy dựa vào chất lượng của các dự án trước đây của đơn vị để đánh giá.

Tham khảo ý kiến từ người quen

Trước khi lựa chọn một đơn vị thiết kế nội thất cho nhà mình, gia chủ nên hỏi ý kiến từ những người khác. Những người đó có thể là người quen trong ngành là tốt nhất. Nếu không có những người quen biết như vậy, gia chủ có thể tìm hỏi những người đã từng thiết kế nội thất ngôi nhà họ. Từ đó tham khảo các đơn vị thiết kế khác và đánh giá lại đơn vị thiết kế mình lựa chọn.

Tham khảo các công trình mà đơn vị đã thiết kế trước đó

Các công trình mà đơn vị đã thiết kế sẽ phần nào nói lên năng lực của các kiến trúc sư. Với những công ty nội thất chuyên môn cao về thiết kế thi công, sẽ có website để gia chủ tham khảo. 

Trên website, đơn vị thiết kế sẽ đăng tải các hình ảnh thiết kế và hình ảnh thực tế của các dự án. Gia chủ có thể dựa vào đó đánh giá trình độ thiết kế của kiến trúc sư. Bên cạnh đó, việc rà soát các công trình trước đó cũng sẽ giúp gia chủ khẳng định được liệu kiến trúc sư đó có phù hợp với mình hay không. 

Mỗi kiến trúc sư sẽ có cho mình phong cách thiết kế khác nhau và thế mạnh khác nhau. Có được một kiến trúc sư phù hợp sẽ đem đến một ngôi nhà vừa ý cho gia chủ.

Kiểm tra hợp đồng thiết kế và các chính sách bảo hành sau bàn giao

Đơn vị thiết kế càng chuyên nghiệp thì các hoạt động hành chính càng chuẩn xác. Đặc biệt, hợp đồng thiết kế là một trong những điều cực kì quan trọng. Gia chủ cần kiểm soát vấn đề này thật chặt chẽ. Các điều khoản trong hợp đồng thiết kế gồm có:

  • Thông tin chi tiết về dự án
  • Quyền lợi và trách nhiệm của hai bên
  • Hủy hợp đồng
  • Đền bù và mức phạt
  • Thời gian và lộ trình thiết kế
  • Thời gian hoàn thiện dự án

Hãy đảm bảo kiểm tra các phần mục này và đảm bảo các thông tin phù hợp với yêu cầu của gia chủ.

Các chính sách bảo hành sau khi dự án hoàn thiện cũng rất cần được quan tâm. Đặc biệt, nếu đơn vị đó phụ trách vừa thiết kế và vừa thi công dự án. Sau khi thi công hoàn tất sẽ có các chính sách đảm bảo liên quan đến sửa chữa và bảo hành dự án.

Kiểm soát quá trình thiết kế của kiến trúc sư

Gia chủ cần kiểm soát chặt chẽ từ quá trình thiết kế vì bản vẽ thiết kế sẽ quyết định hướng thi công. Hồ sơ kỹ thuật là bản vẽ hoàn chỉnh nhất, thể hiện chi tiết các hạng mục xây dựng (bao gồm nguồn gốc, chủng loại, khối lượng, đơn giá….) dùng để xác định giá trị dự toán của ngôi nhà. Bạn hãy cẩn thận kiểm tra mục này vì chỉ cần sai sót một chút về các yếu tố trên thì đơn giá vật tư đã thay đổi khác biệt.

Làm thế nào để xem bản vẽ thiết kế?

Trước khi bắt đầu đọc bản vẽ, gia chủ cần tìm hiểu qua về các kí hiệu trong vẽ thiết kế. Một số kí hiệu cơ bản được sử dụng:

bảng kí hiệu vật liệu
Bảng kí hiệu vật liệu
Bảng kí hiệu nội thất
Bảng kí hiệu nội thất

Quy định và nguyên tắc đọc bản vẽ thiết kế

Quy định về khung bản vẽ

  • Được vẽ trên mặt giấy chuyên dụng, có hình chữ nhật với các cạnh là nét liền đậm
  • Cách mép giấy sau khi xén là 5mm với khổ giấy A2, A3, A4; là 10mm với giấy A0 và A1
Quy định về khung bản vẽ
Các thông tin cần có trong khung bản vẽ

Quy định về nét vẽ:

Quy định về nét vẽ
Quy định về nét vẽ

Quy định về kích thước

Quy định về kích thước
Quy định về kích thước

Nguyên tắc đọc bản vẽ thiết kế

Nguyên tắc đọc bản vẽ thiết kế
Nguyên tắc đọc bản vẽ thiết kế

Một số mẫu thiết kế nội thất do Kazo Home thực hiện

Tham khảo một số mẫu thiết kế nội thất nhà ở mà Kazo Home chúng tôi đã thực hiện:

phòng khách có sofa màu vàng và ghé chấm bi
Thiết kế căn hộ Terra An Hưng
phòng khách có bàn gỗ mặt kính và sofa gỗ xám
Thiết kế căn hộ Sun Grand
phòng khách có sofa da nâu và ghế đệm vàng
Thiết kế căn hộ Smart City
phòng khách bếp có sofa xám và bàn gỗ đen
Thiết kế căn hộ Udic Complex
phòng khách có sofa trắng, bàn ghế đơn giản bằng gỗ
Thiết kế căn hộ Gold Mark

Bài viết trên cung cấp các thông tin về thiết kế nội thất mà các gia chủ nên biết. Hi vọng rằng các gia chủ đã có thêm các kiến thức cần thiết cho ngôi nhà của mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *