Blog
Mẫu Thiết Kế Đẹp Cho Ban Công Chung Cư, Lưu Ý Trước Khi Làm!
Ban công đã không còn chỉ là một khoảng không thoáng dành cho không gian khép kín như chung cư nữa. Thời điểm hiện tại, các gia chủ thậm chí còn rất đầu tư cho khu vực không gian này của nhà mình. Ban công cũng thể hiện một phần tính cách cũng như gia cảnh của gia chủ. Bên cạnh đó, khu vực này cũng là một khu vực giúp hít thở và thư giãn. Cùng Kazo Home tìm hiểu về ban công, các mẫu thiết kế cũng như lưu ý trước khi thiết kế và thi công không gian này qua bài viết dưới đây.
Thông tin chung về ban công? Lưu ý trước khi thiết kế và thi công
Ban công là gì?
Ban công được hiểu là khu vực kiến trúc được thiết kế nhô ra khỏi mặt bằng của ngôi nhà. Khoảng không gian này xuất hiện ở các tầng cao của nhà đất và các căn chung cư. Ban công được thiết kế với mục đích tạo không gian thoáng cho khu vực mặt sàn khép kín. Thông thường, khu vực này thường được đặt liền kề với phòng khách hoặc phòng ngủ. Bên cạnh tác dụng tạo không gian thoáng, khu vực này còn tạo ra một nơi nghỉ ngơi, thư giãn cho gia chủ.
Một ngôi nhà có khoảng không gian này sẽ thoáng đãng và sáng sủa hơn một ngôi nhà chỉ có cửa sổ.
Phân biệt ban công và lô gia
Hầu hết mọi người thường nhầm lẫn giữa hai khái niệm ban công và lô gia. Khác với ban công là khu vực nhô hẳn ra khỏi mặt bằng nhà, lô gia là một phần nằm trong mặt bằng ngôi nhà đó.
Tầm nhìn khi đứng tại ban công và đứng tại lô gia quan sát được cũng khác hẳn nhau. Khi đứng ở ban công, có thể nhìn được từ 2-3 hướng khác nhau. Khi đứng ở lô gia, bạn chỉ có thể quan sát được một hướng duy nhất thẳng phía trước.
Cả hai không gian này đều có chung công dụng tạo khoảng thoáng cho căn nhà. Tuy nhiên, một ngôi nhà có ban công sẽ thoáng khí hơn. Bên cạnh đó, không gian này cũng đón được nhiều ánh sáng hơn lô gia.
Kích thước ban công tiêu chuẩn
Theo mục 2.8.10, Quyết định số 04/2008/QĐ-BTBXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng có quy định về xây dựng phần nhô ra. Theo đó, phần nhà được phép nhô quá chỉ giới đường đỏ trong trường hợp chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ. Điều này đưa ra một số yêu cầu nhất định về kích thước của ban công:
- Tính từ mặt vỉa hè lên đến 3,5m, mọi phần của ngôi nhà nằm trong khoảng không đó đều không được vượt quá chỉ giới đường đỏ. Trường hợp ngoại lệ là từ độ cao 1m trở lên, tất cả các bậu cửa, gờ chỉ, phần trang trí được phép vượt đường đỏ không quá 0,2m.
- Cũng trong khoảng không kể trên, ban công, ô-văng, sê-nô, mái đua… được vượt quá chỉ giới đường đỏ với các điều kiện:
- Độ vươn ra phải nhỏ hơn chiều rộng vỉa hè ít nhất 1m. Độ vươn ra được đo từ chỉ giới đường đỏ tới mép ngoài cùng của phần nhô ra. Bên cạnh đó, cần tuân thủ các quy định an toàn về mạng lưới điện và quy định về quản lý xây dựng khu vực.
- Độ vươn ra của ban công và vị trí độ cao cần thống nhất/tạo được nhịp điệu cho công trình.
- Phần nhô ra chỉ được làm ban công, không được che chắn thành lô gia hay chuyển thành buồng ở.
- Trong trường hợp nhà phố có vỉa hè phía trước cần đảm bảo ban công có độ cao tối thiểu là 3,5m. Thêm vào đó, ban công cũng cần cách mép vỉa hè tối thiểu 1m.
Một số mẫu thiết kế đẹp cho ban công chung cư
Tham khảo một số mẫu thiết kế đẹp dành cho chung cư dưới đây:
>>>> Đọc thêm: Tay Nâng Blum, Ưu Nhược Điểm So Với Các Loại Khác
Những lưu ý trước khi thiết kế thi công ban công
Xác định mục đích sử dụng
Ban công không chỉ có tác dụng thoáng khí ngôi nhà, đón ánh sáng. Tùy vào ý muốn của gia chủ mà ban công còn có thể trở thành khu vực đặc biệt riêng. Không gian này có thể để thư giãn, nghỉ ngơi, đọc sách, sống ảo, làm việc, đón khách,…
Trước khi thiết kế và thi công khu vực ban công, gia chủ cần xác định được nhu cầu của bản thân.
- Nếu gia chủ cần một nơi để nghỉ ngơi thư giãn, hãy lựa chọn một chiếc sofa nhỏ thoải mái, bên cạnh đó hãy kết hợp cùng một vài chậu cây xanh nhỏ và nhớ thiết kế mái che.
- Nếu gia chủ cần không gian đọc sách, hãy chuẩn bị một kệ sách, tủ sách nhỏ để sát tường. Một chiếc ghế ngồi đọc sách và một chiếc bàn tròn nhỏ là điều cần thiết. Không gian đọc sách chỉ phù hợp khi ban công có mái che.
- Nếu gia chủ cần một khu vườn trên không, hãy chọn sắp xếp nhiều cây cối hoa cỏ. Lựa chọn 1-2 chậu cây lớn và còn lại hãy sử dụng chậu cây nhỏ. Sử dụng kệ để cây và dây treo là ý tưởng tuyệt vời nhất dành cho khu vườn. Nên sử dụng gạch lát sàn hoặc gỗ kết hợp với sỏi trắng để thoát nước được tốt nhất.
- Nếu gia chủ cần không gian làm việc, đón khách, một bộ bàn ghế nhỏ là phù hợp nhất. Trồng thêm cây leo để tránh gió bụi và lót thảm cỏ nhân tạo là ý tưởng tuyệt vời…
Chọn cây cảnh phù hợp
Chọn cây cảnh hợp tuổi
Chọn cây cảnh cũng cần chọn những loại cây phù hợp với mệnh của gia chủ. Cây hợp mệnh có thể đả thông đường tiền tài, may mắn cho gia đình. Chọn cây cảnh cho ban công theo tuổi của gia chủ để mang đến nhiều tài lộc cho gia đình như sau:
- Tuổi Tý: Cây kim tiền giúp gia tăng vận may, mở ra con đường tiền tài cho gia chủ. Nên trồng một chậu cây kim tiền ở ban công của ngôi nhà.
- Tuổi Sửu: Nên chọn cây dứa cảnh nến (hay có một số tên gọi khác như cây dứa cảnh lệ, cây ngôi sao đỏ,…)
- Tuổi Dần: Cây ngũ gia bì (hay cây chân chim bảy lá, cây chân chim hoa trắng)
- Tuổi Mão: Cây phát tài
- Tuổi Thìn: Cây tai Phật (chú ý tránh xa tầm với trẻ em)
- Tuổi Tỵ: Cây cỏ đồng tiền
- Tuổi Ngọ: Cây trầu bà
- Tuổi Mùi: Hoa Lan Quân Tử
- Tuổi Thân: Cây tùng bồng lai
- Tuổi Dậu: Sen đá hoặc cây Kim Ngân
- Tuổi Tuất: Cây Kim Ngân
- Tuổi Hợi: Cây Nhất mạt hương
Chọn cây cảnh theo hướng
Ban công mỗi hướng khác nhau sẽ có những đặc điểm về không khí, ánh nắng khác nhau. Chính vì vậy, ban công ở các hướng khác nhau sẽ phù hợp với những loại cây khác nhau.
- Hướng Bắc với đặc điểm không bị ánh sáng chiếu rọi mạnh. Ban công hướng này thích hợp trồng những loại cây ưa bóng râm. Một số loại cây phù hợp có thể kể đến là: trầu bà, thường xuân, nhất diệp lan,…
- Hướng Nam đón được nhiều ánh sáng, ban công hướng này hợp với cây ưa sáng. Gia chủ có thể chọn trồng các loại cây như tía tô cảnh, hoa hồng,… cho ban công hướng này.
- Hướng Đông là một hướng đón nắng vào buổi sáng. Các loại cây phát tài, thiết mộc lan hay trúc mây sẽ hợp với ban công hướng này. Bên cạnh đó, các loại cây này cũng có tác dụng rất tốt trong phong thủy.
- Hướng Tây đón nắng vào buổi chiều, thường là nắng gắt và có nhiệt độ khá cao. Hoa giấy, hoa hướng dương, hoa bát tiên, hoa mười giờ,… là những loại cây phù hợp với ban công hướng này.
Giá thể cho cây
Mỗi loại cây sẽ phù hợp với giá thể khác nhau. Giá thể phù hợp với loại cây trồng sẽ giúp cây phát triển tốt, sống được lâu hơn. Đặc biệt ở môi trường hẹp, khó chăm sóc như ban công ngôi nhà thì giá thể lại càng quan trọng hơn nữa.
- Ban công hướng Đông và hướng Tây, bên cạnh giá thể phù hợp cho từng loại cây, gia chủ nên phủ một lớp xơ dừa, vỏ dừa, mùn lên đất để đảm bảo giữ ẩm.
- Ban công hướng Bắc và Nam ít nắng hơn, nên giữ cho đất thoáng, tránh tưới nhiều nước quá.
Cách chăm sóc cây cảnh
Một số vấn đề cần chú ý khi chăm sóc cây cảnh, cụ thể:
- Xoay chậu cây: Gia chủ nên thường xuyên xoay chậu cây để cây đón được ánh sáng và phát triển đều theo mọi hướng.
- Tưới nước: Với ban công phía Đông và Tây, nên tưới nước mỗi ngày để cung cấp đủ nước cho cây phát triển. Ban công phía Nam và Đông thì chỉ cần 2-3 ngày tưới 1 lần.
- Bón phân: Gia chủ bón phân thường xuyên hoặc 2-3 tháng bón một lần tùy từng loại cây. Hãy hỏi quy trình chăm sóc thật kĩ trước khi mua cây về trồng.
Một số mẹo chọn cây cảnh:
- Hãy chọn cây trồng có thể chịu được ánh nắng liên tục. Ban công là nơi đón gió, đón nắng của ngôi nhà. Tùy vào hướng nhà mà có thể không gian đó sẽ đón ánh nắng suốt ngày dài. Một số cây có sức chịu nắng tốt là xương rồng, hoa 10 giờ, hoa sứ,…
- Lựa chọn cây cảnh sao cho phù hợp với diện tích. Nếu diện tích nhỏ, hãy chỉ chọn những loại cây vừa, nhỏ trồng trong các chậu nhỏ. Các chậu cây có thể treo lên hoặc xếp gọn vào kệ. Các loài hoa nhỏ như tóc tiên, trạng nguyên, hoa hồng,… tương đối phù hợp.
- Lựa chọn hoa bốn mùa để trồng trang trí. Tham khảo một số loại như hoa giấy, hoa dừa cạn, hoa Tigon, hoa hồng leo, hoa dạ anh thảo, hoa triệu chuông, hoa bông tuyết…
- Trồng cây leo trên giàn lưới để tránh ánh nắng mặt trời quá chói. Đặc biệt những khu vực hướng đông nam hoặc đông bắc nên cân nhắc lựa chọn này. Một số loại cây leo như mai hoàng yến, hoa giấy,… có tác dụng che chắn tốt.
Tính toán về trọng lượng và hệ thống thoát nước
Hệ thống thoát nước cho ban công là hệ thống không thể thiếu. Hãy lắp đặt một hệ thống thoát nước với cửa thoát nước cỡ vừa, lớn để tránh bị tắc nghẽn. Bên cạnh đó, trọng lượng các vật dụng trang trí cho ban công cũng cần được tính toán. Hãy tính toán sao cho tất cả cây cối, vật dụng đều có trọng lượng phù hợp. Đây là một trong những yêu cầu an toàn tiên quyết.
Bên cạnh đó, hãy chọn cho ban công nhà mình một chiếc phễu thoát sàn phù hợp. Phễu thoát sàn cần đảm bảo thoát được hết nước mưa, nước thải. Bên cạnh đó, thoát sàn cần phải chặn được rác để tránh làm tắc đường ống. Đặc biệt là với các căn hộ chung cư, việc tắc ống thoát ban công rất khó xử lý. Gia chủ có thể tham khảo các mẫu thoát sàn của Zento cho ban công nhà mình.
Chú ý đến vấn đề an toàn
Là khu vực nhô ra khỏi mặt bằng tầng cao của chung cư, việc đảm bảo an toàn là vấn đề tối quan trọng. Hãy lắp đặt đèn sáng đủ để cung cấp cho nhu cầu của gia đình cũng như để đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, việc sử dụng một lan can cao là cần thiết để tránh nguy hiểm. Với những gia đình có con nhỏ, người lớn tuổi, hãy lắp đặt thêm lưới an toàn.
Khu vực ban công mang rất nhiều công dụng và ý nghĩa với một không gian khép kín như chung cư. Hãy dành thời gian chăm chút và trang trí khu vực này để làm đẹp tổng thể ngôi nhà cũng như tự tạo cho mình góc nhỏ thư giãn. Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn chọn được mẫu thiết kế phù hợp nhất.