Blog
11 Phong Cách Thiết Kế Nội Thất Nổi Bật Nhất
Phong cách thiết kế là bước đầu tiên để lên ý tưởng thiết kế một ngôi nhà đẹp. Phong cách thiết kế không chỉ đem đến cho ngôi nhà vẻ đẹp mà còn thể hiện chất riêng của gia chủ. Cùng Kazo Home tìm hiểu 11 phong cách thiết kế nội thất nổi bật nhất qua bài viết dưới đây.
Phong cách tối giản
Một trong những phong cách thiết kế nội thất hiện đại được quan tâm nhất là “tối giản”. Nhiều người người thường có xu hướng cho rằng chủ nghĩa tối giản là một sự lạnh lùng. Trên thực tế, thiết kế nội thất tối giản thậm chí còn đầy sang trọng mà không cầu kì. Hãy nghĩ đến sự đơn giản, tinh tế và khéo léo tạo ra sự tiện nghi và cao cấp. Chìa khóa ở đây là giữ cho căn phòng trở nên chỉn chu.
Nhắc đến phong cách tối giản, một phòng trưng bày hoặc bảo tàng nghệ thuật hiện đại có thể dùng để tham khảo. Tối giản là lấp đầy một không gian với hầu hết các yếu tố tối thiểu cần thiết. Tuy tối thiểu nhưng chúng vẫn mang lại cảm giác sống động.
Phong cách đương đại
Mọi người thường dễ nhầm lẫn giữa thiết kế nội thất hiện đại với thiết kế nội thất đương đại. Tuy nhiên có những sự khác biệt giữa hai phong cách khiến chúng trở nên độc đáo và riêng biệt.
Phong cách đương đại mang ý nghĩa “hoàn toàn của thời điểm này”. Mặt khác phong cách hiện đại lại như có thể mang ý nghĩa tương lai. Các xu hướng phong cách đương đại cũng có nhiều sự tự do hơn, thường lấy cảm hứng xung quanh các hình vuông, đường nét đồ họa cứng cáp và góc cạnh.
Phong cách thiết kế truyền thống
Hầu hết mọi phong cách thiết kế nội thất đều bắt nguồn từ những ý tưởng thiết kế nội thất truyền thống. Bạn hoàn toàn có thể tạo ra thiết kế nội thất theo phong cách truyền thống của riêng mình. Kết hợp các phần nói lên tính cách và lối sống của bạn để tạo ra một phong cách rất riêng của bản thân.
Lấy ví dụ căn phòng phía trên, phải nói rằng bài trí rất có chiều sâu. Việc sử dụng một chiếc ghế sofa bọc vải dày màu be truyền thống, một tấm thảm Ba Tư và chiếc ghế Louis VI khiến căn phòng đậm màu sắc truyền thống. Tuy nhiên, điều khiến nó trở nên khác biệt so với bất kỳ căn phòng truyền thống nào khác là bộ đèn chiếu sáng đương đại độc đáo.
Phong cách chuyển tiếp
Chắc chắn sau khi khám phá phong cách truyền thống có ý nghĩa như thế nào, bạn sẽ tự hỏi mình sự khác biệt giữa thiết kế nội thất truyền thống và chuyển tiếp là gì?
Điều làm cho thiết kế nội thất chuyển tiếp có giá trị riêng là sự kết hợp của phong cách trang trí đã được kiểm chứng. Sử dụng đồ nội thất truyền thống pha trộn với các yếu tố hiện đại để tạo nên sự hài hòa kì lạ. Đây chính là chìa khóa kết hợp các phong cách thiết kế nội thất để trang trí ngôi nhà mình. Phong cách chuyển tiếp có sự cân bằng trong sự pha trộn bất ngờ. Bên cạnh đó nó cũng mang lại sự ấm áp cho ngôi nhà và cảm giác thư thái.
Phong cách thiết kế mộc mạc
Lấy cảm hứng từ không gian ngoài trời, sự kết hợp giữa hướng thiết kế trang trại và nội thất công nghiệp là đặc trưng của mộc mạc. Phong cách trang trí mộc mạc tập trung vào các tiêu chí tự nhiên và thời tiết, gỗ thô, đá và da. Bên cạnh đó, những nét chấm phá bất ngờ và tổng thể được uốn cong tinh xảo cũng là điểm nhấn đặc biệt. Căn phòng phong cách mộc mạc ở trên kết hợp nhiều loại đồ nội thất khác nhau như ghế sofa sherpa sang trọng, ghế treo lấy cảm hứng từ công nghiệp và ghế da độc đáo.
Phong cách thiết kế French Country
Tương tự như phong cách hiện đại chuyển tiếp, French Country cũng là một sự pha trộn. Phong cách này là sự pha trộn giữa các yếu tố thiết kế nội thất kiểu Pháp cổ, sang trọng và trang trại đầy quyến rũ, mát mẻ.
Căn phòng trên ảnh là giao thoa giữa hiện đại và cổ điển. Chiếc ghế sofa mang phong cách hiện đại kết hợp với những chiếc ghế Louis VI được làm lại theo kiểu in hình học hiện đại giữa thế kỷ. Sự kết hợp của các tác phẩm nghệ thuật và bàn cà phê tối giản cũng là một điểm nhấn. Tất cả tạo nên sự đa dạng nhưng vẫn nổi bật lên tổng thể.
Phong cách Scandinavian
Phong cách Scandinavian ngày càng trở nên phổ biến và được ưa chuộng. Phong cách này nhấn mạnh vào sự đơn giản sạch sẽ và thanh thoát, có sức hấp. Tối giản ở một mức độ nhưng vẫn đầy đủ chức năng, phong cách trang trí Scandinavia làm nổi bật các hình khối hữu cơ với sự thú vị tinh tế. Kết cấu và sự lôi cuốn dễ chịu thể hiện qua màu trắng với tông màu xám.
Là một trong những phong cách đương đại dễ làm chủ nhất, Scandinavian là sự kết hợp cân bằng và tỉ mỉ giữa các yếu tố. Hiện tại có rất nhiều xu hướng phong cách thiết kế nội thất lấy cảm hứng từ phong cách Scandinavian.
Phong cách thiết kế Urban Morden
Để mang đến cuộc sống đẳng cấp quốc tế, thiết kế Urban Modern hoàn hảo cho cuộc sống cao cấp. Phong cách này kết hợp những gì tốt nhất của những ảnh hưởng đương đại, hiện đại và công nghiệp sang trọng. Urban Morden tạo ra một cách tiếp cận đầy cảm hứng và vượt thời gian đối với trang trí.
Phong cách hiện đại giữa thế kỷ
Là một trong những phong cách thiết kế nội thất thịnh vượng nhất mọi thời đại, phong cách hiện đại giữa thế kỷ chọn lọc từ những gì tốt nhất của những năm 50 và 60 để tạo ra một cảm giác thoáng đãng mang cảm hứng Đan Mạch cổ điển. Đồ nội thất mang tính biểu tượng, họa tiết hình học, đường nét đơn giản và chú trọng vào chức năng là những dấu hiệu nổi bật của phong cách hiện đại giữa thế kỷ.
Thêm vào đó, đồ nội thất hiện đại giữa thế kỷ phù hợp với hầu hết mọi căn phòng. Chúng tạo nên những yếu tố tuyệt vời khi tạo ra phong cách bài trí nội thất phong phú, đa dạng cho phòng khách.
Phong cách Farmhouse hiện đại
Gu của bạn là sự ấm áp, thiết thực, thoải mái và dễ kết hợp thiết kế lại với nhau? Farmhouse hiện đại chính là một lựa chọn tuyệt vời để xem xét. Hãy suy nghĩ về các yếu tố đồng quê mộc mạc với sự kết hợp phong phú giữa các nét công nghiệp, tối giản và Scandinavian. Tất cả giúp Farmhouse tạo ra những không gian độc đáo tận dụng tối đa mọi dấu ấn kiến trúc.
Phong cách Zen Châu Á
Bạn đang muốn tạo ra sự phong phú cho thiết kế nội thất đơn giản trong ngôi nhà của mình? Phong cách Zen Châu Á có thể là hướng đi phù hợp cho bạn. Nội thất phong cách Châu Á tối giản nhưng có nhiều lớp rất độc đáo. Điều này hoàn toàn phù hợp với nhu cầu “làm mới sự giản đơn” mà vẫn giữ nguyên nét tối giản.
Lời kết
Hi vọng rằng thông qua bài viết trên, bạn đã có thể chọn cho mình phong cách thiết kế phù hợp nhất cho ngôi nhà. Hãy tham khảo thêm tư vấn từ các kiến trúc sư kì cựu nữa nhé.