Blog
Lựa chọn gỗ công nghiệp đồ nội thất đầy đủ và chi tiết nhất
Gỗ công nghiệp là loại vật liệu được sử dụng rất nhiều trong thiết kế nội thất. Từ tủ bếp. tủ quần áo, giường ngủ hay kệ trang trí. Nếu như bạn có dự định làm nhà hoặc cải tạo nhà thì chắc hẳn đã nghe qua và tìm hiểu về chúng. Tuy nhiên, không phải ai sau khi tìm hiểu cũng đều có được lựa chọn tối ưu cho từng vị trí đồ nội thất. Hãy cùng Kazo Home lựa chọn vật liệu gỗ công nghiệp nội thất sao cho tối ưu nhất qua bài viết dưới đây nhé.
Gỗ công nghiệp là gì?
Gỗ công nghiệp là một loại vật liệu được sản xuất từ gỗ tái chế hoặc gỗ tự nhiên, thông qua quá trình kết dính và ép nhiệt. Có nhiều loại gỗ công nghiệp khác nhau. Trong đó có các loại phổ biến như sau:
- MDF (Medium Density Fibberboard): là một vật liệu gỗ công nghiệp được làm từ các sợi gỗ nhờ và mịn, kết dính bằng keo ép thành tấm dày. MDF có độ cứng cao, không co ngót nhiều và dễ dàng xử lý.
- Có hai loại là MDF không chống ẩm và MDF lõi xanh chống ẩm.

- HDF (High Density Fiberboard): HDF là dạng vật liệu cao cấp của MDF với mật độ gỗ cao hơn. HDF có đặc tính cơ học tốt và chịu lực tốt. Thích hợp cho đồ nội thất yêu cầu độ bền cao.

- MFC (Melamine Faced Chipboard): là loại gỗ công nghiệp có bề mặt phủ melamine. Chịu được va đập mạnh và chống trầy xước. Đồng thời mang lại vẻ đẹp và màu sắc đa dạng cho sản phẩm. MFC có độ bền và độ cứng tương đối tốt. Cũng có hai loại là MFC chống ẩm và không chống ẩm.

- WPB (Water Proof Board): Gỗ WPB có kết cấu từ gốc nhựa PVC, cầm nhẹ tay, chậm cháy và chống thấm nước cực kỳ tốt. Ngoài ra WPB có thể phủ thêm các vật liệu bề mặt khác để tạo nên sự đa dạng về màu sắc.

Những loại gỗ công nghiệp này đều có đặc trưng và ứng dụng riêng. Việc lựa chọn loại gỗ phù hợp còn phụ thuộc vào môi trường, sở thích và tài chính của mỗi nhà.
Lựa chọn vật liệu gỗ công nghiệp đồ nội thất cho từng vị trí như thế nào?
Khi lựa chọn vật liệu gỗ cho từng vị trí nội thất chủ nhà nên chia thành 3 khu vực như sau:
1. Khu vực tiếp xúc trực tiếp với nước và có độ ẩm cao

Những khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước rất dễ bị ngấm như khoang chậu rửa bếp dưới, tủ lavabo, tủ máy giặt ngoài ban công,… Những đồ nội thất này chủ nhà nên sử dụng gỗ nhựa WPB là tối ưu nhất. WPB vừa đảm bảo an toàn cho các thiết vị khác vừa tránh tình trạng mối mọt, hỏng hóc. Tuy giá thành có hơi nhỉnh hơn so với các loại gỗ khác. Nhưng về lâu dài đây vẫn là sự lựa chọn kinh tế nhất.
Tham khảo thêm các vật liệu tủ bếp
2. Đồ nội thất không tiếp xúc trực tiếp với nước nhưng vẫn có độ ẩm thì lựa chọn gỗ công nghiệp nào?

Các vị trí như tủ bếp trên, tủ gương phòng tắm là nơi không tiếp xúc với nước nhưng vẫn bị ảnh hưởng bởi độ ẩm cao. Để đảm bảo tính ổn định của gỗ, vật liệu Plywood và MDF chống ẩm là sự lựa chọn tốt.
3. Gỗ công nghiệp đồ nội thất phù hợp cho khu vực cách xa nước và khô ráo
Trái với hai khu vực trên, tủ quần áo, giường ngủ, bàn ghế có thể sử dụng vật liệu như MDF hoặc MFC không chống ẩm để tiết kiệm chi phí. Ngoài ra vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền bỉ cho nội thất nhà bạn.

Tuy nhiên, nếu có tài chính thì bạn nên dùng MDF hoặc MFC chống ẩm thì sẽ tốt hơn. Gia chủ làm nhà ngoài Bắc vào mùa nồm cần lưu ý điều này.
Lời kết
Việc lựa chọn vật liệu gỗ công nghiệp phù hợp cho đồ nội thất là quan trọng. Đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền bỉ cho không gian sống.
Trên đây là những chia sẻ sau nhiều năm kinh nghiệm làm nội thất của Kazo Home mà không phải đơn vị nào cũng sẽ tư vấn chi tiết cho bạn. Gia chủ nào cũng mong muốn mình sở hữu một căn nhà mơ ước với đầy đủ tiện nghi. Vì vậy hãy lựa chọn cho mình một đơn vị uy tín và kinh nghiệm.